5 Dấu Hiệu Trầm Cảm Phổ Biến Ở Tuổi Dậy Thì Bạn Không Nên Bỏ Qua

Liệu bạn đã bao giờ cảm thấy mình rơi vào một trạng thái mệt mỏi kéo dài, mất hứng thú với những điều từng yêu thích, hay cảm giác trống rỗng không lý do? Đó có thể là những dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm. Hãy cùng Trị Liệu Tâm Lý Tâm An tìm hiểu và nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì!

1. Trầm Cảm Là Gì?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến nhưng thường bị hiểu lầm hay “xem nhẹ” căn bệnh tâm lý mang lại hậu quả khó lường. Đây không chỉ là cảm giác buồn bã hay chán nản tạm thời mà là một trạng thái kéo dài, ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh.

Trầm cảm làm suy giảm chất lượng cuộc sống 
Trầm cảm làm suy giảm chất lượng cuộc sống

Qua đó, nếu không nhận diện dấu hiệu trầm cảm và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như hành động tự làm hại bản thân. Đồng thời, trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh ấy?

2. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh

Trầm cảm không phải là một vấn đề tâm lý xuất hiện ngẫu nhiên, mà thường là kết quả của sự tác động phức tạp giữa nhiều yếu tố. Những nguyên nhân này có thể khác nhau ở mỗi người nhưng đều góp phần làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh:

2.1. Yếu tố sinh học

Trầm cảm có thể xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, do gen di truyền đóng vai trò quan trọng Đồng thời, sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine cũng mang đến cảm giác buồn bã, lo âu.

Yếu tố di truyền là một nguy cơ tiềm ẩn 
Yếu tố di truyền là một nguy cơ tiềm ẩn

>> Xem thêm: Kiểm tra mức độ trầm cảm Hamilton Depression Rating Scale

2.2. Yếu tố tâm lý

Khi trải qua các sự kiện đau buồn như mất người thân, bạo lực hoặc bị lạm dụng có thể để lại hậu quả tâm lý nặng nề. Ngoài ra, những người có xu hướng tự ti, tự chỉ trích bản thân cũng dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.

2.3. Yếu tố môi trường

Áp lực từ bạn bè, cộng đồng hoặc xã hội có thể tạo ra những kỳ vọng không thực tế đối với trẻ. Trẻ có thể cảm thấy không đủ tự tin khi phải đối mặt với những tiêu chuẩn không thực tế, dẫn đến cảm giác thất bại và có thể gây căng thẳng và trầm cảm.

2.4. Các yếu tố khác

Ngoài ra, mạng xã hội có thể khiến trẻ cảm thấy bị so sánh với người khác và thiếu tự tin về bản thân. Những bình luận tiêu cực hoặc hình ảnh không thực tế có thể gây tổn thương tâm lý. Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội thay vì giao tiếp trực tiếp làm gia tăng cảm giác cô đơn và trầm cảm.

Mạng xã hội có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ!
Mạng xã hội có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ!

Yếu tố môi trường và các yếu tố khác như sinh học, văn hóa, hoặc thói quen sống có thể tương tác và cộng hưởng, từ đó làm tăng nguy cơ trầm cảm ở tuổi dậy thì. Việc tạo ra một môi trường lành mạnh, ổn định và hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa và việc nhận ra dấu hiệu trầm cảm cũng rất quan trọng!

3. Vì Sao Trẻ Ở Tuổi Dậy Thì Dễ Gặp Phải Trầm Cảm

Ngoài ra, tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển giao quan trọng trong cuộc đời, khi trẻ bắt đầu bước vào thế giới của sự trưởng thành cả về thể chất, tâm lý lẫn xã hội. Và dưới đây cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dễ dàng mắc trầm cảm:

Biến Đổi Hormone: Qua đó, cơ thể trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố. Những biến đổi này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động mạnh đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ.

Sự Nhạy Cảm Với Hình Ảnh Bản Thân: Sự thay đổi về ngoại hình trong giai đoạn dậy thì, chẳng hạn như chiều cao, cân nặng, hoặc mụn, có thể khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn về cách mình được nhìn nhận bởi người khác.

Đây là thời điểm cơ thể biến đổi mạnh mẽ và tâm lý trở nên nhạy cảm hơn!
Đây là thời điểm cơ thể biến đổi mạnh mẽ và tâm lý trở nên nhạy cảm hơn!

Vấn Đề Với Các Mối Quan Hệ: Những xung đột với cha mẹ hoặc bạn bè, cảm giác bị cô lập, hoặc những trải nghiệm tiêu cực trong tình yêu đầu đời có thể khiến trẻ cảm thấy đau khổ và mất phương hướng.

Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm và can thiệp kịp thời là chìa khóa để giúp trẻ vượt qua trầm cảm. Cha mẹ và thầy cô nên dành nhiều sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ, lắng nghe mà không phán xét, và khuyến khích trẻ tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý khi cần thiết.

4. 5 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể khó nhận biết vì trẻ thường che giấu cảm xúc hoặc nhầm lẫn với những thay đổi tâm lý bình thường của tuổi mới lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện sau đây kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm:

4.1. Thay đổi tâm trạng bất thường

Trẻ thường xuyên buồn bã hay khóc không lý do hoặc thể hiện sự tức giận, cáu gắt quá mức ngay cả với những vấn đề nhỏ có thể là “tín hiệu” của dấu hiệu trầm cảm.

4.2. Giảm năng lượng và động lực

Dấu hiệu trầm cảm có thể xuất hiện ở các hành động như tránh xa các mối quan hệ xã hội và tự cô lập bản thân. Đồng thời, trẻ không còn hứng thú tham gia các hoạt động hoặc sở thích như trước.

Trẻ dần rút lui khỏi bạn bè và gia đình có thể là dấu hiệu trầm cảm!
Trẻ dần rút lui khỏi bạn bè và gia đình có thể là dấu hiệu trầm cảm!

4.3. Tự ti và cảm giác tội lỗi

Dấu hiệu trầm cảm còn xuất hiện ở tâm lý như lo lắng hoặc sợ hãi quá mức về việc bị đánh giá hay chỉ trích và cảm thấy mình không xứng đáng có thể khiến trẻ thường xuyên tự trách mình. Qua đó, trẻ sẽ ngày càng thu mình hơn.

4.4. Biểu hiện thể chất không rõ nguyên nhân

Các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau nhức không rõ nguyên nhân và thiếu năng lượng dù không làm việc quá sức cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh trầm cảm 

4.5. Suy nghĩ và hành vi tiêu cực 

Nếu trẻ thường xuyên đổi lỗi cho bản thân về những điều xảy ra xung quanh dù không phải lỗi của mình. Ngoài ra, trẻ vẫn cảm thấy mình đáng bị trừng phạt vì cảm giác tội lỗi quá mức cũng là một dấu hiệu trầm cảm phụ huynh nên chú đến!

Nếu các dấu hiệu trầm cảm kéo dài trên 2 tuần, các phụ huynh hãy tâm sự với trẻ!
Nếu các dấu hiệu trầm cảm kéo dài trên 2 tuần, các phụ huynh hãy tâm sự với trẻ!

Trầm cảm ở độ tuổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. Đồng thời, đây là một vấn đề nghiêm trọng nhưng với sự quan tâm đúng cách, trẻ có thể vượt qua và trở lại cuộc sống bình thường.

5. Những Hậu Quả Khó Lường

Qua đó, nếu không nhận ra dấu hiệu trầm cảm sớm và can thiệp kịp thời, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động lâu dài đến sự phát triển và tương lai của trẻ. Dưới đây là một số hậu quả đáng lo ngại mà bệnh mang lại:

Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe: Trầm cảm khiến hệ miễn dịch yếu đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu kéo dài, sức khỏe thể chất của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tâm Lý Bị Tổn Thương Lâu Dài: Tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý khác như lo âu, ám ảnh hoặc rối loạn lưỡng cực cao hơn. Những tổn thương tâm lý nếu không được can thiệp sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc sống trưởng thành.

Rạn Nứt Các Mối Quan Hệ: Tâm trạng thất thường khiến trẻ khó duy trì các mối quan hệ bền vững. Từ đó, trẻ dễ cảm thấy cô đơn và không còn tin tưởng vào người khác.

Trẻ thường tự cô lập, xa cách gia đình và bạn bè do không muốn chia sẻ.
Trẻ thường tự cô lập, xa cách gia đình và bạn bè do không muốn chia sẻ.

Giảm Cơ Hội Trong Tương Lai: Trẻ trầm cảm thường thiếu động lực phát triển bản thân, kỹ năng xã hội kém. Tình trạng này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong sự nghiệp và cuộc sống sau này. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống

Sa Sút Trong Học Tập: Trẻ mất tập trung và giảm hứng thú với việc học, từ đó dẫn đến điểm số giảm mạnh. Học tập trở nên áp lực, khiến trẻ dễ từ bỏ các mục tiêu. Việc bỏ học hoặc trễ nải trong học tập có thể làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

>> Xem thêm: Trị Liệu Tâm Lý Cho Học Sinh – Vượt Qua Áp Lực Học Tập Và Điểm Số

Hành Vi Nguy Hiểm: Một số trẻ tự làm tổn thương bản thân hoặc có ý định tự tử khi không tìm thấy lối thoát. Hành vi nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn gây lo lắng cho gia đình.

Hậu quả của trầm cảm ở trẻ em không chỉ giới hạn ở những vấn đề trước mắt mà còn có thể kéo dài đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, nhận biết và hành động sớm không chỉ là giải pháp, mà còn là cách để bảo vệ tương lai của trẻ. Trị Liệu Tâm Lý Tâm An luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn!

6. Kết Luận 

Trầm cảm ở trẻ em và tuổi dậy thì là vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và phát hiện kịp thời. Những dấu hiệu trầm cảm đều là lời cảnh báo mà cha mẹ, thầy cô và người thân cần chú ý. Mong rằng bài viết này của Trị Liệu Tâm Lý Tâm An sẽ giúp phụ huynh nhận biết rõ hơn!

TRỊ LIỆU TÂM LÝ TÂM AN

  • Hà Nội: Số 79, ngõ 619 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
  • Hồ Chí Minh: Số 123 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  • Email: therapy.taman@gmail.com
  • Hotline: 0886 332 683